4 triệu chứng dự báo cơ thể có bệnh

Cuộc sống với nhịp điệu nhanh thường làm cho mọi sinh hoạt cũng trở nên vội vã hơn và nghỉ ngơi ít hơn. Tuy nhiên, khi những hiện tượng sau xảy ra nhanh quá thì cần phải đi khám ngay:

1.Nằm xuống là ngủ

Tín hiệu cảnh báo: Vừa nằm xuống chưa đầy mấy phút đã vang lên tiếng ngáy, xem ra đã ngủ rất sâu.

Chuyên gia khuyến cáo: chứng ngưng thở hoặc do não thiếu ô-xy.

Theo báo cáo của trang web “Khoa học hàng ngày” của Mỹ, nghiên cứu của ĐH Moree tại Mỹ chứng minh: trong những người ngủ nhanh có một nhóm mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Chủ nhiệm khoa nội đông y kết hợp của học viện Đông Y học Trung Quốc, ông Dương Quốc Hoa giải thích, vừa nằm đã chìm vào giấc ngủ, mấy phút sau liền ngáy, những người như thế thường bị thiếu máu, thiếu ôxy não. Ban đêm không ngủ được, ban ngày cũng dễ buồn ngủ, mệt mỏi, không những ảnh hưởng công việc mà còn dẫn đến các bệnh tim mạch, thậm chí đột tử.

2. Vừa đói đã hoa mắt

Tín hiệu cảnh báo: vừa mới đói là tim loạn nhịp, hoa mắt, ra mồ hôi lạnh, toàn thân không có sức, giống như bị thiếu hụt hơi.

Chuyên gia khuyến cáo: kiểm tra gan, mật, dạ dày, đường ruột, thận vv.

Chúng ta cảm thấy đói là vì nồng độ đường huyết trong cơ thể thấp, thế là bụng kêu “ lách cách”, báo hiệu nên nhanh chóng bổ sung thực phẩm. Nếu không cơ thể sẽ phân giải đường tích trữ để bổ sung đường huyết, lúc này sẽ không còn cảm thấy đói nữa.

Nhưng cũng có người vừa đói là có cảm giác tim đập loạn xạ, khó chịu, mặc dù vẫn là do nguyên nhân đường huyết thấp, nhưng có khả năng là cơ thể có vấn đề.

Chủ nhiệm Dương Quốc Hoa giải thích, ví dụ nếu chức năng gan không bình thường, có thể glycogen phân giải không bình thường, cũng có thể là vấn đề của hệ thống tiêu hóa… cho nên nên kiểm tra gan, mật (kiểm tra máu), dạ dày, đường huyết (nội soi dạ dày), thận (nước tiểu). Nếu toàn thân mất sức, thiếu lực cũng có thể là bệnh tiểu đường.

3. Vừa uống đã đi tiểu

Tín hiệu cảnh cáo: vừa uống nước đã vào nhà vệ sinh, số lần đi tiểu rõ ràng nhiều hơn những người khác.

Chuyên gia khuyến cáo: Nếu không phải vì uống nhiều nước thì nên đến khoa tiết niệu để kiểm tra.

Sau khi uống nước vào nhà vệ sinh là bình thường, tuy nhiên có một vài người vừa mới uống nước là lập tức vào nhà vệ sinh, xem ra rất vội. Đối với trường hợp này, nguyên nhân có rất nhiều, có thể là do chỉ đơn thuần uống quá nhiều nước, cũng có thể là yếu tố tinh thần, chỉ là thói quen đi tiểu trước khi ngủ hoặc ban ngày. Điều này chúng ta có thể tự mình điều chỉnh, ví dụ như uống nước chậm hơn, uống lượng ít một và chia ra uống nhiều lần.

Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, bệnh tiền liệt tuyến, bệnh thận, viêm nhiễm đường niệu đạo, dung lượng bàng quang chức năng giảm… cũng sẽ xuất hiện hiện tượng này, nếu đồng thời kèm theo đau buốt khi tiểu, tiểu són… thì nên đến khoa tiết niệu kiểm tra.

4. Mưa là đau nhức

Tín hiệu cảnh báo: Mỗi trận mưa đến thì xuất hiện lưng eo đau, nhức mỏi, toàn thân mất sức.

Chuyên gia khuyến cáo: Có thể là do dấu hiệu dự báo của viêm khớp, không kịp thời chữa trị hoặc có thể dẫn đến viêm cơ tim, viêm thận vv.

Trời sắp mưa, lưng eo không thoải mái, khớp cũng sưng vù lên, chờ cho đến khi mặt trời xuất hiện thì những triệu chứng này mới hết, bệnh này “dự báo thời tiết” rất chuẩn xác.

Chủ nhiệm khoa miễn dịch bệnh viện Đồng Tế thuộc đại học Đồng Tế Thượng Hải, ông Thang Kiến Bình cho biết, ngoài nhân tố bị lạnh, cần kiểm tra viêm khớp dạng phong thấp, viêm khớp xương, chứng loãng xương…. Loại bệnh này nếu không kịp thời chữa trị thậm chí dẫn đến viêm cơ tim, viêm thận.

Trong cuộc sống hàng ngày chú ý giữ ấm, chú ý độ ẩm môi trường không vượt quá 50%. Nếu liên tục đau lưng nhức eo, thể lực mất sức thì cần đến khoa miễn dịch phong thấp kiểm tra.

 

Dương Hằng

Theo xinhuanet/dantri

Đối phó buồn ngủ khi họp hành

Họp là một phần không thể thiếu ở công sở. Trong số đó, có những buổi họp kéo dài vài tiếng đồng hồ làm bạn cảm thấy… mắt muốn lim dim. Có cách nào thoát khỏi cơn buồn ngủ và giữ được tỉnh táo. Vài phương pháp đơn giản và rất dễ thực hiện, bạn hãy thử ngay nhé.

buon-ngu-khi-hop-home
Hình minh họaInternet

Tích cực tham gia: Trong một số buổi họp, người có mặt không cần phải tham gia đóng góp ý kiến mà chỉ nghe người khác trình bày. Nếu phần trình bày này không hấp dẫn, bạn sẽ không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ ập đến, trong trường hợp này, hãy tham gia đóng góp ý kiến bất cứ lúc nào có thể, để xua tan cảm giác buổi họp đang kéo dài lê thê. Tuy nhiên, cần bảo đảm rằng ý kiến của bạn không vô nghĩa. Nếu không đóng góp ý kiến, hãy đặt câu hỏi cho người đang thuyết trình.

Tư thế phát biểu: Đứng dậy khi phát biểu hay vừa đi vừa nói, nếu có thể, không chỉ giúp bạn diễn tả tốt ý kiến của mình, mà còn giữ trạng thái luôn linh hoạt và tỉnh táo.

Ghi chú thường xuyên: Chủ động viết ra và ghi chú những vấn đề của buổi họp. Điều này giúp nắm được nội dung cụ thể và chống lại cảm giác buồn ngủ hiệu quả.

Tập trung chú ý: Nếu buổi họp có liên quan đến công việc của nhóm bạn đang làm, cần tập trung lắng nghe để nắm rõ nội dung. Sự tập trung và cuốn hút này sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác buồn ngủ.

Tạm rời phòng họp: Bạn có thể xin phép ra ngoài trong 1 hay 2 phút để rửa mặt. Một chút nước mát cũng đủ làm cho đầu óc tỉnh táo và giúp bạn trở lại buổi họp với tinh thần sảng khoái hơn. Hay có thể vươn duỗi người một chút, tập nhanh vài động tác thể dục cho giãn cơ vì nếu bạn quá mệt, sẽ càng buồn ngủ hơn. Để xua tan cơn buồn ngủ cũng như cảm giác hai chân bị tê lại do ngồi lâu, hãy duỗi thẳng hai chân, xoay hai mắt các chân, duỗi các đầu ngón chân và luân phiên thay đổi tư thế ngồi.

Uống cà phê hoặc trà: Nên nhấm nháp chút cà phê hay trà trước hay trong buổi họp cho bớt buồn ngủ. Cà phê giúp tỉnh táo ít nhất trong vòng 1 tiếng.

Không ăn no: Trước buổi họp, nếu ăn càng no bạn càng dễ buồn ngủ.

Theo Thùy Như / PNNN


Chống buồn ngủ nơi công sở

1. Tận dụng trà và cà phê

Khi cảm thấy buồn ngủ, cách đơn giản nhất là pha một ly cà phê hoặc trà đặc. Thức uống này có tác dụng “thức tỉnh” trí não. Đồng thời, quá trình thực hiện các động tác đứng dậy, pha trà hay cà phê cũng giúp cho tinh thần bạn sảng khoái hơn.

2. Bàn làm việc sinh động

Hương thơm cũng có tác dụng làm đầu óc tỉnh táo.

Một ít hoa hoặc đồ trang trí có hương thơm trên bàn làm việc không chỉ làm đẹp bàn làm việc mà còn giúp chống lại cơn buồn ngủ.

3. Vận động

Nơi công sở tốt nhất nên vận động 30%, tĩnh tại 70%. Bạn có thể dựa vào đặc điểm của nơi làm việc để tự thiết kế một số bài tập phù hợp cho cổ và tay chân. Khi cơ thể được vận động đủ sẽ khiến trí não bạn hưng phấn và tỉnh táo hơn.

4. Giảm nhiệt độ phòng

Nhiệt độ trong phòng ấm áp sẽ khiến cơ thể “buồn ngủ”. Cách duy nhất lúc này là giảm nhiệt độ hoặc mở cửa sổ nếu có thể để luồng không khí bên ngoài “thức tỉnh” trí não.

5. Ăn kẹo bạc hà

Ăn một viên kẹo bạc hà hoặc nhai kẹo cao su có vị bạc hà không chỉ giúp hơi thở thơm tho, thêm tự tin trong giao tiếp với đối tác, đồng nghiệp mà còn có tác dụng giúp trí não tỉnh táo. Tốt nhất bạn nên chọn loại không đường và có hương bạc hà thật mạnh.

6. Rửa mặt bằng nước lạnh

Khi cơn buồn ngủ ập đến, bạn có thể dùng nước lạnh rửa mặt và nhẹ nhàng mát-xa da mặt. Cách này vừa giúp bảo vệ làn da vừa khiến tinh thần tỉnh táo.

Sưu tầm