Nước muối sinh lý cũng là thuốc

Cần hiểu rằng, nước muối sinh lý cũng là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì có bệnh mới dùng, chứ không nên lạm dụng.

Sinh con đầu lòng nên chị Mai rất cẩn trọng. Chị thuê nữ hộ sinh về tắm cho con tuần đầu. Khi tắm chị Mai quan sát rất kỹ lưỡng và thấy rằng sau khi tắm xong nữ hộ sinh thường lấy lọ nước muối sinh lý nhỏ vào mắt, mũi cho bé. Vì thế nên những ngày sau đó chị thường xuyên lấy nước muối để vệ sinh mắt, mũi hàng ngày cho con. Thấy chị Mai cứ nhỏ nước muối triền miên như vậy, bác Lan (mẹ của chị Mai) phàn nàn:

– Sao con cứ nhỏ mãi nước muối cho cháu thế?

– Con thấy chị nữ hộ sinh nhỏ nên con cũng nhỏ theo.

– Nhưng nhỏ có mức độ thôi, chứ lạm dụng cũng không tốt đâu.

– Cái nước muối này lành mà mẹ, lại có tác dụng phòng bệnh nữa…

Cả hai mẹ con chị Mai cứ trao đổi mãi về việc dùng nước muối sinh lý mà chưa có hồi kết, may quá có chị trạm trưởng y tế đi qua rẽ vào thăm bé. Chị đã giải thích:

– Hiện nay nước muối sinh lý (natri clorid) được sử dụng rất rộng rãi để rửa mũi hằng ngày cho cả người lớn cũng như trẻ nhỏ. Với quan niệm thuốc này chỉ có lợi mà không có những tác dụng phụ không mong muốn nên dùng càng nhiều lần càng tốt, là chưa đúng đâu.

– Đấy, tôi nói với cháu không nên lạm dụng mà cháu không nghe. Được thể nên bác Lan xen vào.

– Đúng là nước muối sinh lý dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng chỉ nên dùng để rửa mắt, mũi khi bị bẩn, bụi bặm, viêm nhiễm… Khi cháu bé mới được sinh ra các hốc tự nhiên (trong đó có mắt, mũi) bị dính các dịch từ cơ thể mẹ, vì vậy cần phải vệ sinh trong thời gian dài.

Hoặc khi bị viêm nhiễm, dùng nước muối sinh lý để làm sạch lớp mủ trước khi sử dụng thuốc để thuốc tác dụng trực tiếp vào lớp biểu mô của niêm mạc mũi và phát huy vai trò chữa bệnh. Nhưng khi mũi hoàn toàn trong trạng thái bình thường, thì không nên sử dụng nước muối thường xuyên để rửa mũi.

Vì việc sử dụng thường xuyên nước muối sinh lý để làm sạch mũi sẽ vô tình làm mất đi lớp thảm nhầy bảo vệ mũi vốn có, mất đi chức năng bảo vệ mũi của lớp thảm này và gây tổn thương niêm mạc mũi sẽ làm cho mũi dễ bị viêm hơn, trong khi niêm mạc mũi của trẻ còn non nớt. Cần hiểu rằng, nước muối sinh lý cũng là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì có bệnh mới dùng, chứ không nên lạm dụng.

Được chị trạm trưởng trạm y tế giải thích nên chị Mai đã hiểu rằng không nên tùy tiện nhỏ nước muối sinh lý cho con.

Theo Hà Nguyên Cường
 Sức khoẻ & Đời sống

Tác dụng kỳ diệu của nước ấm

Y học nghiên cứu chứng minh, nhiệt độ tốt nhất để cho răng tiến hành trao đổi chất là 35oC, giúp giảm tình trạng chảy máu chân răng, tăng tuổi thọ cho răng.Nước ấm là nước đun sôi và để nguội khoảng 25-30oC, tức là gần với nhiệt độ cơ thể, giúp dễ hấp thu các chất dinh dưỡng và không kích thích dạ dày đường ruột.

Dùng nước ấm súc miệng làm sạch khoang miệng

Nước ấm sạch là một loại thuốc bảo vệ rất tốt, không kích thích khoang miệng, yết hầu, dùng nước ấm súc miệng sẽ cảm thấy thoải mái, sảng khoái, làm cho vi khuẩn, các thức ăn cặn thừa còn sót lại trong khoang miệng càng dễ bị “biến mất”.

Dùng nước ấm đánh răng bảo vệ lợi

Y học nghiên cứu chứng minh, nhiệt độ tốt nhất để cho răng tiến hành trao đổi chất là
35oC. Nếu không chú ý đến nhiệt độ nước thì sẽ dễ gây ra chảy máu răng, giảm tuổi thọ của răng.

Buổi sáng thức dậy uống một cốc nước ấm, nước chảy vào đến đâu là sẽ “đuổi” hết các chất cặn bã, làm cho cơ thể sạch sẽ đến đó, giúp cho dạ dày, đường ruột, gan,thận giảm bớt gánh nặng, không những giảm nhẹ triệu chứng táo bón, giảm thấp nguy cơ tụ máu não, tắc nghẽn cơ tim mà còn làm các món ăn sáng dễ hấp thụ. Vì vậy, buổi sáng sau khi thức dậy nhất định phải nhớ uống 1-2 cốc (200-400ml) nước ấm.

Khi bị nghẹn, uống một chút nước ấm

Nước ấm giống như một loại thuốc bôi trơn, sẽ làm lưu thông các chất lưu lại trong thực
quản, giúp hết nghẹn.

Nước ấm giải rượu tốt nhất

Cho người say rượu uống mấy cốc nước ấm như thế sẽ giúp làm loãng chất cồn trong
rượu, bảo vệ gan, bổ sung lượng nước đã bị mất đi do khi say rượu nôn ra.

Bí quyết dưỡng dạ dày – buổi sáng thức dậy uống nước ấm

Buổi sáng thức dậy uống một cốc nước ấm có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn chặn các bệnh tim mạch. Người bình thường sau khi thức dậy vào buổi sáng uống một cốc nước sôi để nguội là tốt nhất, không nên uống nước muối (uống nước muối sẽ đẩy nhanh tốc độ mất nước, làm cho miệng khô, khát nước nhiều hơn. Ngoài ra, buổi sáng là thời điểm cao trào đầu tiên tăng huyết áp, uống nước muối sẽ làm cho huyết áp càng tăng cao). Người bị táo bón, uống nước mật ong là một lựa chọn rất đúng đắn. Buổi sáng sớm sau khi thức dậy lúc đó bụng đang đói, cho nên lượng nước uống vào không nên quá 150ml.

Dương Hằng
Theo health.sohu