Phòng bệnh tiểu đường quá dễ

Nhiều người mong sớm có thuốc chủng ngừa bệnh tiểu đường để sau vài lần “chịu đấm ăn xôi” có thể ăn uống thả giàn, tha hồ hảo ngọt. Đáng tiếc là đến nay vẫn chưa có thuốc!

Đừng bó tay chịu… bệnh!

Nếu tưởng không thể phòng ngừa bệnh tiểu đường là sai. Càng sai hơn nữa nếu tưởng kiêng ăn ngọt thì khỏi lo bệnh tiểu đường. Cho dù kiêng cữ thế nào vẫn bị bệnh như thường nếu cuộc sống lúc nào cũng căng thẳng, nếu bệnh gan không được điều trị đến nơi đến chốn… Bệnh tiểu đường rõ ràng không là chuyện may rủi. Bằng chứng, theo kết quả nghiên cứu, không quá khó để đẩy lùi bệnh tiểu đường về bên kia lằn ranh sinh bệnh, nếu lưu ý một số yếu tố dưới đây:

1. Tuổi đời: Đừng quên tiểu đường “rồ ga tăng tốc” từ tuổi 50, nam cũng như nữ, không chừa một ai. Nhiều kết quả nghiên cứu trong thập niên gần đây cho thấy tình trạng thiếu hụt nội tiết tố giới tính khi gần tuổi về hưu khiến nam mãn dục, khiến nữ tắt kinh là “đòn bẩy” cho bệnh tiểu đường.

Thời điểm máu dễ biến thành “chè ngọt” thậm chí có thể sớm hơn nhiều, nếu nạn nhân trước đó có cuộc sống quá căng thẳng vì nội tiết tố của tuyến thượng thận trong tình huống stress dồn dập là nguyên nhân làm tăng đường huyết. Do đó, ráng tránh sao cho đừng quá stress lúc thiếu thời, cũng đừng quên tham gia các chương trình tầm soát định kỳ khi người đối diện bắt đầu gọi mình bằng chú, bằng cô.

2. Cơ tạng: Người có thân nhân trực hệ đã bị tiểu đường dễ là miếng mồi ngon của bệnh tiểu đường. Cẩn tắc vô áy náy, nên cẩn thận với chuyện ăn uống hơn người khác nếu là thành viên của gia đình có vài người đã bệnh!

3. Vòng bụng quá cỡ: Các nhà nghiên cứu về bệnh tiểu đường đã quả quyết là lượng mỡ đóng đô ở thành bụng càng nhiều, dù là do ít vận động hay uống quá nhiều bia, đều là “đòn bẩy” cho bệnh tiểu đường. Tệ hơn nữa là người có vòng 2 vượt chỉ tiêu là đối tượng vừa khó điều trị, vừa mau gặp biến chứng một khi đã bị bệnh tiểu đường. Giảm cân cho bằng được nếu dư cân, tránh rượu bia càng nhiều càng tốt là biện pháp phòng bệnh.

4. Ít vận động: Theo thống kê của các hãng bảo hiểm y tế ở châu Âu, số người mắc bệnh tiểu đường ở các thành phố lớn, ở các nước công nghệ cao gấp 3 lần ở vùng nông thôn vì mức độ vận động của người dân chốn thị thành chỉ bằng phân nửa nhà nông. Đừng ngồi yên quá thường lúc còn trẻ là tránh được cảnh sau này phải nằm dài trên giường bệnh vì tai biến mạch máu não.

5. Thiếu thực phẩm “xanh”: Chức năng của tụy tạng – cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh đường huyết, tùy thuộc vào nhiều loại sinh tố và khoáng tố. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường rõ ràng tỷ lệ nghịch với hàm lượng rau quả tươi trong khẩu phần. Thêm vào đó, ai càng mạnh miệng với thực phẩm công nghệ, người đó càng dễ bị bệnh tiểu đường vì nhiều chất phụ gia là khắc tinh của tụy tạng.

6. Huyết áp cao: Bệnh nhân cao huyết áp có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần người tuy cũng có nếp sống dễ bị bệnh tiểu đường nhưng huyết áp trong định mức bình thường.

 

Trả giá quá đắt!

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không vô cớ đã khẳng định bệnh tiểu đường là một trong các nguy cơ hàng đầu cho sức khỏe cộng đồng ở thế kỷ 21 này, mặc dầu bệnh không lây lan. Họ hoàn toàn có lý khi 10% dân số mắc bệnh tiểu đường, ngay cả ở các nước có nền y tế tiên tiến.

Điểm vô cùng đáng tiếc, theo dẫn chứng của chuyên gia ngành nội tiết, một số không ít, tối thiểu cũng 1/3 số bệnh nhân tiểu đường đã không mắc bệnh nếu trước đó chịu khó loại trừ hay giảm thiểu các nhân tố tạo điều kiện cho bệnh dễ phát tán từ tuổi trung niên.

Mới nghe tưởng phức tạp, nhưng biện pháp phòng bệnh tiểu đường trên thực tế vẫn còn quá đơn giản nếu so với việc trị bệnh một khi bệnh đã phát. Đợi nước đến chân mới nhảy, nhưng lúc đó, còn sức đâu mà nhảy!

Theo Dân Việt

 

 

 

Chống say xe

Chưa lên đến ô tô, chỉ mới ngửi mùi xe đã thấy nôn nao. Bạn có triệu chứng giống tôi và rất nhiều khác đấy. Hãy thử vài cách nhỏ này xem sao nhé!

Dù rất thích được đi đây đi đó cùng bạn bè và gia đình, nhưng cứ nghĩ đến chuyện phải ngồi lên oto, nhiều bạn đã chần chừ. Đi chơi mà say khật khừ, mặt mày xanh xám, người mệt bã, đến được điểm chơi thì chỉ còn mỗi chuyện nằm bẹp thì còn gì là vui. Chỉ nghĩ đến đấy là nhiều bạn đã quyết đinh ngồi nhà, không tham gia chuyến đi nữa.

Nguyên nhân gây say xe có rất nhiều, nhưng lớn nhất có lẽ chính là tâm lý của người đi xe và sức khỏe của bạn khi đó

Cơ chế chống say tàu xe.

Theo các nhà khoa học, say tàu xe là do rối loạn hoạt động ở tai trong làm ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể dẫn đến buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi. Đối với những người bình thường, sự khó chịu sẽ chấm dứt khi xong chuyến đi.  Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn hoặc thậm chí kéo dài sau chuyến đi.

Triệu chứng quan trọng và điển hình nhất của các chứng say tàu xe là buồn nôn, nôn ói. Theo Đông y, đây là biểu hiện của khí từ dạ dày nghịch lên. Theo học thuyết kinh lạc, dạ dày bị chi phối bởi kinh Dương Minh, một kinh nhiều khí nhiều huyết có chức năng phòng vệ cơ thể chống lại những biến động của môi trường bên ngoài. Do đó, về mặt cơ chế, chống say tàu xe phải bao gồm việc ổn định nội khí ở hạ tiêu và làm cho khí của kinh Dương Minh di chuyển thuận từ trên xuống dưới (thường gọi là thuận khí haychống khí nghịch).

Vài mẹo nhỏ cho bạn khi đi tàu xe, hãy thử mọi cách để tự tin khi bước lên xe.
Ngủ thật tốt trước ngày khởi hành

Đây là điều rất quan trọng với bạn. Với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe và nôn nao ngay dù khỏe đến đâu
Uống thuốc chống say

Các loại thuốc chống nôn hiện nay khá phong phú, gồm cả nội và ngoại. Trước khi lên xe 1 tiếng, uống một viên thuốc chống say. Người bị say nghiêm trọng thì có thể uống 2 viên, trẻ em cho uống ít hơn. Nếu ngồi xe trên 2 tiếng vẫn bị say thì uống thêm 1 viên nữa.
Thuốc chống say có một nhược điểm khiến cho đầu óc người uống hơi choáng váng, người lâng lâng và khi bạn đã say thì sẽ có cảm giác hơi nghẹn vì thuốc chống say chặn không để bạn bị nôn khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn.
Dùng miếng dán cổ tay và rốn

Loại miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp hành khách không bị giảm giác say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ.
Dùng thêm một miếng cao giảm đau hoặc cao Salonpas dán vào lỗ rốn. Cách này giúp cho vùng bụng của bạn sẽ được giữ ấm.
Ngồi ghế trước

Kinh nghiệm cho những người hay say xe là ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt. Ở đó, tầm mắt của họ sẽ xa hơn, nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe. Ngồi ghế trước thường ít xóc hơn.

Vỏ quýt

Bạn nhớ mang theo một quả quýt khi lên xe. Tinh dầu từ vỏ quýt sẽ giúp bạn đỡ say với hương thơm dìu dịu của giúp bạn dễ chịu hơn.
Dấm ăn

Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha dấm, như thế cũng có thể phòng chống được say xe.

Tránh ăn no

Trước khi đi, hãy cố gắng tránh ăn quá no hoặc uống các chất có cồn . Tuy nhiên, bạn cũng đừng đi xe với cái bụng rỗng
Tập trung

Hãy quan sát các đường thẳng phía trước. Không nhìn phong cảnh xung quanh (khiến mắt phải làm việc nhiều hơn) hoặc nói chuyện về chúng. Tốt nhất hãy nói chuyện với những người xung quanh.
Dầu gió

Khi ngồi trên xe, lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào lỗ rốn, sau đó lấy băng che đi là được.

Không đọc sách báo

Không nên đọc bất cứ thứ gì khi ngồi trên xe, kể cả bản đồ. Bạn hãy để người nào đó tỉnh táo trợ giúp
Chỉ cần bạn liếc qua vài dòng trong sách cũng đủ đưa bạn vào trạng thái say xe ngay lập tức.
Tránh ngồi cạnh người cũng say xe

Người bên cạnh bạn say xe và nôn cũng sẽ khiến bạn say xe ngay lập tức, nên tránh ngồi hai người cũng say xe với nhau
Cố gắng không bị phụ thuộc vào cảm giác

Đây là một trong những chú ý quan trọng vì rất nhiều người mắc phải. Sự tập trung khiến bạn thoát khỏi cảm giác say và hãy cố gắng nhìn vào một hình ảnh phía trước trên đường.

Gừng tươi

Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi. Cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được. Hiện nay, trà gừng có bán khá nhiều và bạn có thể uống trước khi đi. Ngậm kẹo gừng cũng là một giải pháp, chất ngọt sẽ giúp bạn tăng cường tuần hoàn não tốt hơn.
Thở bằng khí trời

Nếu thời tiết không quá nóng, bạn nên mở cửa, tắt điều hòa để thở không khí tự nhiên. Nếu bắt buộc phải bật điều hòa, hãy đặt chế độ lấy gió ngoài và tránh để gió thốc thẳng vào đầu. Không nên ngồi trực tiếp dưới ánh nắng

Ấn huyệt nội quan

Khi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan (huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. “Chiêu” này thường được các bác sỹ đông y áp dụng.
Trò chuyện với mọi người xung quanh

Nếu có bạn bè đi cùng trong chuyến đi, những câu chuyện sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đang ngồi trên xe.

Trang bị túi dự phòng

Để bạn có thể dùng trong những tính huống khẩn cấp như khi xe dừng lại chẳng hạn, vì đó là thời điểm những người say xe rất dễ bị nôn.
Khi đã nôn xong, bạn nên uống nước có chất ngọt, giúp cho đầu tỉnh táo hơn.
Ngủ một chút nếu có thể

Giấc ngủ trên xe sẽ giúp bạn rất nhiều việc chống lại cơn say đang chực chờ hạ gục bạn khi có thể. Nếu được, hãy ngủ một chút cho quên cảm giác say.
Bịt khẩu trang

Chuyện này có vẻ rất nhỏ nhưng lại tốt cho bạn. Khẩu trang giúp bạn không bị mùi của xăng xe và đồ trong xe ập thẳng vào khứu giác, đỡ đi cảm giác khó chịu và nôn nao ban đâu
Chơi các trò chơi

Đối với trẻ em, những trò chơi có khả năng thu hút khiến chúng trở nên sao lãng. Vì vậy, bất kỳ trò chơi nào cần nhìn ra ngoài cửa sổ đều rất phù hợp để tránh say xe, chẳng hạn như trò chơi từ ngữ hoặc gieo vần.

Chữa say tàu xe bằng tượng số bát quái.

Trong cách chữa trên, nhẫm đọc dãy số 720.640 là nhằm vận dụng phối hợp một số quy luật của khí công, chu dịch và y học truyền thống. Theo tượng số bát quái, số 7 là tượng số ứng với dạ dày thuộc dương thổ, số 2 là tượng số thuộc kim ứng với ruột già.  Nhẫm đọc 720 sẽ gây ra hiệu ứng thuận khí ở kinh Dương Minh.

Trong liệu pháp tượng số, khi nhẩm đọc một nhóm số, khí của con số trước sẽ chuyển cho khí ứng với con số sau. Như vậy, khi nhẫm đọc 720, khí ở kinh Dương Minh thay vì nghịch lên phía trên sẽ chuyển thuận xuống vùng ruột già theo quy luật tương sinh  (Thổ sinh Kim). Do đó, đối với chống say tàu xe, nhóm số 720 là số chánh.

Ngoài ra, số 6 là tượng số của Thận, số 4 là tượng số của Can, nhóm số 640 thêm vào có tác dụng dưỡng huyết, bổ Can Thận âm. Một trong những lý do của hư Hoả, của khí nghịch là âm hư.  Ở đây, dùng 640 với mục đích bổ âm để tàng dương.

Theo liệu pháp tượng số bát quái, số 0 được thêm vào các nhóm số để gia tăng tính hoạt hoá của hai khí âm hoặc dương. Dấu chấm ở giữa là dấu chỉ ngưng một tíc tắc khi đọc nhằm ngăn cách 2 nhóm số với tác dụng khác nhau.

Trên thực tế, người bệnh có thể đọc liên tục bảy hai không sáu bốn không bảy hai không sáu bốn không . . .  Say xe chỉ là những triệu chứng rối loạn khí hoá.  Do đó, sự phối hợp của 2 nhóm số vừa giáng khí vừa tàng dương có thể nhanh chóng tạo sự ổn định chân khí nơi hạ tiêu để chống say xe.

Tác dụng dưỡng sinh của dãy số 720.640.

Nhóm số 640 có thể dưỡng âm bổ thận.  Nhóm số 720 ngoài hiệu ứng giáng khí nghịch còn có tác dụng kích hoạt dương thổ, tăng cường khí hoá ở Tỳ Vị, giải phong hàn ở kinh lạc.  Sự phối hợp của 2 nhóm số gồm đủ hai thuộc tính  âm  dương nên không sợ phản ứng phụ mà còn có những tác dụng dưỡng sinh nhất định.

Ngoài ra, dãy số 720.640 còn có thể dùng để chữa một số trường hợp bệnh lý do âm hư gây ra như nhức đầu, mất ngủ, viêm xoang mãn tính hoặc một số trường hợp đau lưng, đau khớp do phong hàn.

Sưu tầm

Phòng bệnh tay chân miệng cho con

Khi trẻ mắc phải bệnh chứng này, đừng xem thường khi thấy trẻ ngủ không yên, giật mình, khóc quấy.

Tay chân miệng là một bệnh rất phổ biến, thường là nhẹ, gặp nhiều ở trẻ nhỏ do nhiễm virus, đặc trưng bởi sốt và phát ban thường thấy trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng. Nó khác với chứng lở mồm long móng ở gia súc, cừu và heo.
Nguyên nhân: Virus, trẻ em và mùa hè

Bệnh lây lan trực tiếp từ người sang người, qua dịch tiết mũi họng, nước bọt, các mụn nước, hoặc phân của người bệnh. Nguyên nhân hàng đầu là do coxsackievirus A16, một loại virus thuộc họ enterovirus. Cũng có thể do các loại enterviruses khác gây ra nhưng ít gặp hơn. Đặc biệt enterovirus 71 ít gặp hơn nhưng có nhiều nguy cơ gây biến chứng nặng hơn, như viêm màng não, viêm cơ tim… dẫn đến tử vong.

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Bệnh có thể gặp ở thanh thiếu niên và người lớn, nhưng thường xảy ra nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhất tại các cơ sở chăm sóc trẻ em, khi trẻ thường xuyên tiếp xúc nhau, và đặc biệt trẻ càng nhỏ thì càng có thói quen đưa tay vào miệng. Khi mắc bệnh, tuần đầu tiên là thời gian mà bé “nhiệt tình” lây bệnh nhất. Tuy nhiên, chúng ta đừng chủ quan khi bé hết các dấu hiệu bệnh, bởi vì virus còn tồn tại trong cơ thể thêm một tuần nữa và tiếp tục lây qua người khác.

Bệnh thường xảy ra theo mùa nóng ấm. Ở vùng ôn đới, bệnh phổ biến ở mùa hè và đầu thu. Còn ở các nước khí hậu nhiệt đới, hầu như bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng mùa hè vẫn có tần suất cao nhất.
Rất dễ nhận biết

Bệnh thường phát triển sau 3 – 7 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Đầu tiên bé bị sốt, một hoặc hai ngày sau, bắt đầu có các dấu hiệu lở loét đau đớn ở trong miệng hay cổ họng, phát ban ở tay, chân… Trẻ có thể có tất cả hoặc chỉ vài dấu hiệu sau:

Sốt: Thường bé chỉ sốt nhẹ và cảm giác khó chịu – mệt mỏi.

Đau họng: Xuất hiện những vết loét, bóng nước, đỏ, đau trên lưỡi, nướu và bên trong má.

Nổi mụn nước: Các đốm đỏ nhỏ (2 mm- 3 mm) sẽ nhanh chóng phát triển thành mụn nước nhỏ ở lòng bàn tay – bàn chân và khoang miệng, đôi khi xuất hiện ở vùng mông – sinh dục. Các mụn nước thường xuất hiện 1-2 ngày sau khi sốt và có thể kéo dài 2-7 ngày.

Ăn uống kém: Tổn thương răng miệng thường kết hợp với đau họng và mất cảm giác ngon miệng, làm cho trẻ nhỏ không chịu ăn uống.

Bệnh thường tự khỏi, nhưng cũng có thể vô cùng nghiêm trọng

Bệnh tay – chân – miệng thường nhẹ, phục hồi hoàn toàn trong 5 đến 7 ngày, không có điều trị cụ thể, chủ yếu là giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Chúng ta có thể sử dụng các thuốc tê, thuốc paracetamol để làm giảm đau do loét miệng, hạ sốt. Thuốc kháng sinh thường không cần thiết. Cần giữ vệ sinh sạch sẽ ở khu vực nổi bóng nước, rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm, rồi lau khô. Có thể thoa một chút thuốc mỡ kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng.

Nên ăn uống thế nào?

Cần cho bé uống nhiều nước, nhất là khi còn sốt.

Không nên cho bé uống các loại nước ép và soda bởi vì hàm lượng axit cao, sẽ gây ra đau rát ở vết loét. Tránh thức ăn mặn hoặc cay.

Cho bé dùng các thực phẩm lạnh như sữa lạnh, kem sẽ giúp bé bớt đau khi nuốt. Chọn thức ăn mềm, không cần phải nhai nhiều.

Súc miệng bằng nước ấm pha muối: hòa ½ muỗng cà phê muối với 1 ly nước ấm (240ml).

Khi nào cần đến bác sĩ?

Một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn tiến xấu đi, gây các biến chứng nguy hiểm. Biến chứng thường gặp nhất là mất nước do bé sốt, bỏ ăn uống vì nuốt đau. Biến chứng hiếm gặp hơn nhưng rất nghiêm trọng, có thể gây tử vong là viêm màng não và viêm não do virus.

Hãy đưa bé đến bệnh viện gấp nhé, nếu có một trong các dấu hiện sau:

Sốt cao, thậm chí gây co giật.

Bé không chịu uống nước.

Các dấu hiệu mất nước xảy ra: Da khô và mắt trũng, giảm cân, trẻ khó chịu hoặc thờ ơ, lượng nước tiểu giảm hoặc không có nước tiểu.

Giữ sức khỏe cho bé thật tốt!

–    Luôn rửa tay cẩn thận: Hãy rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi sử dụng nhà vệ sinh hoặc thay tã, trước khi chuẩn bị thực phẩm và ăn uống. Khi không có sẵn xà phòng và nước, có thể dùng khăn lau tay hoặc gel có tẩm cồn diệt khuẩn.

–    Dạy bé thói quen giữ vệ sinh. Giải thích cho bé hiểu lý do tại sao không nên cho ngón tay, bàn tay của bé hoặc của người khác vào miệng.

–    Cách ly người đang truyền nhiễm. Cho trẻ nghỉ học trong thời gian bị bệnh. Thời gian cách ly tối thiếu là cho đến khi các mụn nước đã khô hẳn, thường là 1 tuần.

 Những nhận định sai lầm

– Bệnh tay chân miệng không chỉ xảy ra với trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, cả người lớn cũng có thể là nạn nhân của bệnh chứng này. Nhưng ở người lớn và trẻ lớn hơn 5 tuổi, biểu hiện của bệnh chứng thường nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng để nhận biết. Bệnh thường lây lan qua các môi trường: nhà trẻ, gia đình, tiếp xúc với trẻ bệnh hay người lớn mắc bệnh mà không biểu hiện triệu chứng rõ ràng.

– Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm chứ không chỉ vào những khoảng thời gian chuyển mùa. Khi nhiễm bệnh, trẻ cũng không bắt buộc phải có những biểu hiện như loét miệng hay nổi sần, mụn nước ở tay hay chân. Có những trường hợp trẻ bị nhiễm chỉ nổi sần ngoài da và các bậc cha mẹ rất dễ nhầm lẫn khi nghĩ rằng con em mình chỉ bị những bệnh nhiễm ngoài da thông thường.

– Khi trẻ mắc phải bệnh chứng này, đừng xem thường khi thấy trẻ ngủ không yên, giật mình, khóc quấy. Trong trường hợp này, khi thấy trẻ ngủ li bì, mê mệt, cho dù không mê man các bậc cha mẹ phải nhanh chóng đưa con em mình đến bệnh viện để được điều trị bởi có thể là bệnh đã biến chứng sang viêm màng não. Đây là lúc bệnh đã trở nặng và có khả năng gây nguy hiểm cao.

– Không nên bôi, xức các loại thuốc lên các mụn nước hay vết lở của trẻ. Bởi khi các vết lở hay mụn nước ngoài da khô đi nhờ thuốc bôi, các bác sĩ sẽ khó chẩn đoán chính xác bệnh trạng của các em bé hơn.

–  Dù trẻ chỉ bị nhẹ và vẫn khỏe mạnh như thường, các bậc cha mẹ cũng không nên cho con mình tiếp tục đi học để tránh lây bệnh cho các trẻ khác khi tiếp xúc với con em của mình. Phải cho trẻ ở nhà để theo dõi và phát hiện kịp thời khi biến chứng xảy ra.

Theo giadinh

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng (TCM) và biến chứng (Hand Foot and Mouth Disease)

Dịch tễ học

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi. Một điểm cần lưu ý là trong một đợt dịch bệnh, trẻ có thể bị mắc bệnh tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi được 5 tuổi mới có miễn dịch hoàn toàn với bệnh.

Bệnh Tay – Chân – Miệng (Hand – Foot – Mouth Disease – HFMD) là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng.

Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân – Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh Tay – Chân – Miệng do một nhóm virus thuộc nhóm virus ruột gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là coxsackievirus A16, đôi khi do enterovirus 71 và các virus ruột khác. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus bại liệt, coxsackievirus, echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào.

• Tác nhân gây bệnh TCM trước đây được biết là vi-rút coxsackie. Khảo sát tại bệnh viện nhi đồng đã xác nhận sự hiện diện của enterovirus 71 và vi-rút Coxsakie trong các đợt dịch bệnh tại TP.HCM.

Sự lây truyền bệnh

• Vi-rút gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng.Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh: Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra trong lúc ho, hắt hơi; hoặc do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh. Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu.

• Vi-rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triễn rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

Biểu hiện của bệnh

Đây là một bệnh dễ lây lan. Đường lây truyền thường từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiếtmũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Bệnh Tay – Chân – Miệng không phải là bệnh lây từ động vật sang người.

Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày. Sốt thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đầu tiên virus thường cư trú ở niêm mạc má hay niêm mạc hồi tràng và sau 24 giờ, virus lam đến các hạch bạch huyết vùng. Nhiễm virus huyết thường xảy ra nhanh chóng sau đó và virus di chuyển đến niêm mạc miệng và da. Vào ngày thứ 7 sau khi nhiễm bệnh, kháng thể trung hòa tăng cao và virus bị thải loại.

Bệnh Tay – Chân – Miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành. Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh. Trẻ nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên là những đối tượng dẽ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì chúng chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virus gây bệnh tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng virus khác gây nên.

Bởi vì mức độ lưu hành của các virus ruột, bao gồm cả các tác nhân gây Bệnh Tay – Chân – Miệng, nên phụ nữ có thai thường hay nhiễm bệnh. Nhiễm virus ruột trong thai kỳ thường gây nên bệnh nhẹ nhàng hoặc không triệu chứng. Không có dữ kiện nào chứng tỏ nhiễm virus trong quá trình mang thai gây nên các hậu quả xấu lên thai như sẩy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên nếu thai phụ nhiễm bệnh trong một thời gian ngắn trước khi sinh thì có thể truyền virus cho trẻ sơ sinh. Đa số những trẻ này chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhàng nhưng một số có thể biểu hiện bệnh cực kỳ trầm trọng đưa đến rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong. Nếu bệnh xuất hiện trong hai tuần đầu sau sinh thì nguy cơ xảy ra bệnh nặng cao hơn.

Biểu hiện thường thấy:

• Loét miệng: là các bóng nước có đường kính 2-3 mm Thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vở rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt

• Bóng nước: từ 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục.

• Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.

• Bóng nước lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác cộn hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.

• Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẻ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh thường dựa trên biểu hiện lâm sàng với vị trí đặc trưng của ban (tay, chân, miệng và mông). Phân lập virus từ các bệnh phẩm phết họng hay dịch của các bọng nước thường sau 2 đến 4 tuần mới có kết quả nên nó không hữu ích cho chẩn đoán trên từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ có ý nghĩa chẩn đoán hồi cứu và ý nghĩa dịch tễ học. Các thầy thuốc lâm sàng thường không yêu cầu xét nghiệm này. Và không phải tất cả các phòng xét nghiệm vi sinh vật đều có thể thực hiện kỹ thuật nuôi cấy virus gây bệnh được.

Chẩn đoán phân biệt với nhiễm herpes miệng. Dữ kiện lâm sàng, tuổi và yếu tố dịch tễ thường giúp ích.

Diễn tiến và biến chứng của bệnh TCM

• Bệnh diễn tiến qua 4 giai đoạn:

• Giai đoạn 1; các trường hợp ít bóng nước thường có biến chứng

• Giai đoạn 2:

– Vim mng no: trẻ cĩ biểu hiện run chi, giật mình nhưng chưa thay đổi tri giác (vẫn tỉnh, không mê).

– Vim no: vật vả, kích thích, chới với, thay đổi tri giác, yếu chi, liệt mặt

• Giai đoạn 3:

– Giảm chức năng co bóp thất trái trên siêu âm

– Ph phế nang, si bọt hồng, ph phổi

• Giai đoạn 4:

– Hồi phục, di chứng hay tử vong

Biến chứng:

• Các biến chứng thường gặp là: viêm màng não, viêm não màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh

• Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng 1 bệnh nhân.

• Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.

• Theo các nghiên cứu tại Đài loan cho thấy biến chứng nặng thường do Enterovirus 71.

Biểu hiện biến chứng viêm não màng não

• Không có biểu hiện mê sâu

• Biểu hiện ban đầu bằng các triệu chứng quấy khóc, ngủ nhiều, hoảng hốt hay giật mình run chi, yếu chi, đứng không vững, đi loạng chọang.

• Diễn tiến rất nhanh đến co giật, khó thở, suy hô hấp, rối loạn vận mạch, sốc thần kinh.

• Lưu ý: biến chứng viêm não màng não vẫn có thể xuất hiện khi các nốt phỏng nước trên da trẻ đã khô và đóng vảy.

Cần chú ý phát hiện sớm biến chứng viêm vão màng não và đưa trẻ đến bênh viện trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện của biến chứng để được cấp cứu kịp thời.

Điều trị bệnh tay chân miệng:

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng.

• Đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây :

+ Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước

+ Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.

+ Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.

+ Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.

+ Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tự hết, đi loạng choạng, chới với, co giật, da nổi bông, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện trên đây cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Phòng bệnh tay chân miệng như thế nào?

Hiện nay chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu cho Bệnh Tay – Chân – Miệng cũng như các bệnh khác do enterovirrus không phải bại liệt khác tuy nhiên biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh. Các biện pháp có tác dụng là thường xuyên rửa tay đặc biệt là sau mỗi lần thay tã.

Những nơi bị nhiễm bệnh có thể được làm sạch trước tiên bằng nước xà phòng sau đó khử trùng bằng dung dịch chứa chlor. Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn, vuốt ve, dùng chung dụng cụ…

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Rửa tay: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi tiêu. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tả, làm vệ sinh cho trẻ.

2. Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng cloramin B 5% (có thể mua tại nhà thuốc tây).

3. Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.

4. Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 ngày).

Bệnh Tay Chân Miệng trong nhà trẻ

Các vụ bùng phát dịch trong nhà trẻ thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu và thường đồng thời với hiện tượng tăng các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng. Không có biện pháp cụ thể nào đảm bảo chắc chắn giảm thiểu các trường hợp mới mắc nếu dịch bùng phát trong nhà trẻ, trường học, tuy nhiên những biện pháp sau đây thường được khuyến cáo:

  • Rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc don dẹp các vật dụng có phân trẻ.
  • Che miệng khi ho và hắt hơi. Rất khó thực hiện ở trẻ em.
  • Vệ sinh đồ chơi.
  • Cho nghỉ tại nhà những trẻ biểu hiện sốt và/hoặc có biểu hiện loét miệng hoặc trẻ nhễu nước bọt nhiều.

Dinh dưỡng cho trẻ trong mùa bệnh tay chân miệng

Phòng bệnh

Tăng cường sức đề kháng và giữ vệ sinh sạch sẽ

Cho trẻ ăn đủ bữa ( 3-5 bữa trong ngày), đủ dinh dưỡng (bột, đạm, dầu, rau).

Ăn nhiều trái cây sạch sau khi ăn cháo, bột để tăng cường vitamin và yếu tố vi lượng.

Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.

Không cho trẻ ngậm đồ chơi hay núm vú cao su.

Đồ chơi và muỗng, chén của trẻ phải rửa sạch mỗi ngày và không nên chơi chung, ăn chung với những trẻ có bệnh.

Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng

Cho trẻ ăn những món ăn mà trẻ thích.

Cho ăn thức ăn như bình thường nhưng làm lỏng, mềm như cháo bột (kể cả trẻ lớn) vì thức ăn cứng làm trẻ đau rát miệng.

Thức ăn nên để thật nguội, thậm chí có thể làm mát để trẻ dễ ăn. Thức ăn nóng làm trẻ đau không nuốt được.

Có thể thay một bữa ăn bằng một hũ yaourt, một ly sữa mát.

Khi trẻ đã từ chối không ăn thì nên ngưng ngay và bù vào bằng một ly sữa lạnh, một bánh Flan, một hũ yauort hoặc một ly nước trái cây lạnh. Không nên ép trẻ ăn quá làm trẻ khóc, trẻ sẽ mệt mỏi hơn.

Sau khi ăn cần súc miệng sạch sẽ và để trẻ nghỉ ngơi ( nhịn hoàn toàn) trong 3- 4 giờ sau đó mới cho ăn bữa khác.

Cần uống bổ sung vitamin và khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ.

Thời gian trẻ bị bệnh ngắn (khoảng từ 5-10 ngày) nên không cần ép trẻ ăn quá vì sau khi hết bệnh trẻ sẽ ăn nhiều hơn để bù lại khi bị bệnh.

Cữ những thức ăn cứng, sống, mất vệ sinh.

Tổng hợp